Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Sau khi cân nhắc sử dụng dịch vụ lưu giữ tế bào gốc, ắt hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ có những suy nghĩ về việc các bước của dịch vụ này là như thế bào. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về quy trình lưu giữ tế bào gốc ở Việt Nam.

Tế bào gốc là gì


Lịch sử phát hiện tế bào bắt đầu từ những năm của thế kỉ XIX, nhưng sang những năm cuối thế kỉ XX, lĩnh vực tế bào gốc mới thực sự phát triển. Ở Việt Nam ngành nghiên cứu tế bào gốc đã được đặt nền móng từ hơn 20 năm trước, nhưng phát triển mạnh trong hơn 5 năm gần đây.

Hiện nay, trong lĩnh vực y tế người ta chú ý lưu giữ đến hai dòng tế bào gốc: Tế bào gốc màng dây rốn, tế bào gốc máu cuống rốn. Tuy nhiên, các nhà khoa học thường phân chia theo chức năng là tế gốc bào toàn năng, tế gốc bào vạn năng

lưu giữ tế bào gốc

Lợi ích của tế bào gốc


Những lĩnh vực của việc lưu giữ tế bào gốc được ứng dụng: Nông nghiệp, Sinh vật học, Bảo tồn động- thực vật, Y tế.

Trong đó những ngành nông nghiệp, sinh vật học, bảo tồn động thực vật đã có những thành tựu bước đầu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp thì cho phép nhân lên những cá thể đồng đều về mặt chất lượng, số lượng cho phép đảm bảo cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi. Ngành bảo tồn đang được những thành tựu trong việc bảo tồn nguồn genes động thực vật quý hiếm bản địa.

Đối với mỗi cá nhân thì đây dường như là một nguồn genes bảo hiểm cho cơ thể, trước những biến động về sức khỏe trong tương lai, với điều kiện bệnh tật phát triển phức tạp cũng như sự phát triển của các thành tựu y tế.


Lý do cho việc lưu giữ tế bào gốc


Việc lưu giữ tế bào gốc cho em bé như một đơn bảo hiểm, giúp bé tránh được những biến động về mặt sức khỏe trong tương lai. Khi mà nhu cầu về thay thế tạng, phương pháp chữa trị các bệnh nan y đã được phát triển.

Hiện nay, việc lưu giữ tế bào gốc cho em bé sẽ bao gồm hai loại tế bào: Tế bào máu cuốn rốn, và tế bào màng dây rốn. Đây cũng là một trong những thời điểm thực hiện việc lấy tế bào gốc thuận lợi nhất.

Một số nhà khoa học trên thế giới vẫn đang thực hiện việc nghiên cứu lấy tế bào gốc ở người trưởng thành.

Một số căn bệnh có thể liệt kê ra đây ( Ứng dụng và nghiên cứu) của việc lưu giữ tế bào gốc: HIV/ AIDs, Ung Thư, mất phần mềm do chấn thương, tai nạn, bệnh lý nan y như Đái Tháo Đường, Suy Gan, Suy Thận,..v..v.

ảnh lưu giữ tế bào gốc

Quy trình lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho em bé


Việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho trẻ có nhiều quy trình tùy thuộc các đơn vị, tưu chung sẽ có các bước sau:

  1. Mẹ và bé sẽ được thực hiện các xét nghiệm về mặt y tế bắt buộc: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm ( Lao, viêm gan siêu vi, HIV).
  2. Sau khi bé sanh ra đời, những chuyên viên sẽ tiến hành trích mẫu. Và đem đi đông lạnh để thực hiện việc bảo quản mẫu mô.
  3. Mẫu sẽ được gửi về những đơn vị lưu trữ là những ngân hàng tế bào gốc ở các thành phố lớn.
  4.  Hồ sơ lưu trữ thông tin sẽ được niêm phong và mẫu sẽ được lấy ra khi có yêu cầu.
  5. Hiện nay, một số đơn vị cũng đã cho phép thực hiện lấy mẫu mô nếu có nhu cầu, khi bé được sinh tại nơi không có điều kiện lưu trữ.
  6. Một số đơn vị có thể thực hiện những xét nghiệm: như Nhiễm Sắc Thể, Kiểu genes như một dịch vụ đi kèm.
Mức tổng chi phí thực hiện việc lưu giữ tế bào gốc rơi vào con số khoảng 50.000.000 VNĐ, đến 100.000.000 VNĐ bao gồm cả chi phí lấy mẫu, vận chuyển, và lưu giữ tế bào gốc.

Đây là những thông tin mang tính chất tham khảo, về quy trình lưu giữ tế bào gốc ở Việt Nam. Những bậc phụ huynh nếu muốn biết rõ hơn về thông tin, có thể liên hệ trực tiếp bên cung cấp dịch vụ.






0 nhận xét:

Đăng nhận xét