Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho bé có rất nhiều lợi ích, như là một hình thức “bảo hiểm sinh học trọn đời” cho con, vì vậy mà được rất nhiều bố mẹ quan tâm lựa chọn. Vậy quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.

 Ứng dụng của tế bào gốc

Trước khi tìm hiểu quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ứng dụng của tế bào gốc:
  • Sử dụng tế bào gốc đã lưu trữ để ghép chữa bệnh cho trẻ trong suốt cuộc đời, đặc biệt là những bệnh liên quan đến máu, hệ miễn dịch, tuỷ sống.
  • Có thể sử dụng để chữa bệnh cho người thân và những người khác trong cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.

Quy trình lấy và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Kiểm tra sức khoẻ của mẹ

lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Khi bố mẹ đăng ký dịch vụ này thì trong gia đoạn thai kỳ khoảng tuần 34 thì mẹ sẽ được lấy máu để xét nghiệm xem có mắc bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu người mẹ đảm bảo đủ điều kiện thì sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Ký hợp đồng thu thập và lưu trữ
Sau khi kiểm sức khoẻ xong, nếu đủ điều kiện và bố mẹ đồng ý thực hiện thì sẽ tiến hành ký hợp đồng thu thập và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn.
Có khoảng thời gian lưu trữ khác nhau mà bố mẹ có thể lựa chọn theo nhu cầu, điều kiện của mình (5 năm-10 năm-17 năm).
>>> Xem Bảng giá dịch vụ lưu trữ tế bào gốc
Thu thập tế bào gốc cuống rốn 
Quá trình thu thập này sẽ diễn ra ngay tại phòng sinh hoặc phòng mổ đảm bảo vô khuẩn. Quy trình này được tiến hành một cách nhanh gọn (khoảng 2-3 phút) và không gây bất kỳ đau đớn, khó chịu nào cho mẹ và em bé. Cũng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nên khi thực hiện thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Sau khi đã thu thập xong, tế bào gốc cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ được cho vào túi vô khuẩn chuyên dụng và chuyển đến ngân hàng lưu trữ. Lúc này mẫu cuống rốn của em bé được cấp một mã định danh (policy number), để đảm bảo tính bảo mật, cũng như chính xác trong quá trình lưu trữ.
lưu trữ tế bào gốc máu và cuống rốn

Sau đó trong vòng 24h mẫu cuống rốn được thu thập, xử lý và kiểm tra trong điều kiện vô trùng nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình xử lý. Tại phòng thí nghiệm chuyên gia sẽ kiểm tra máu của người mẹ xem có bị các loại bệnh như giang mai, viêm gan, HTLV, HIV và CMV hay không. Rồi tiến hành các bước chiết tách lấy tế bào gốc đảm bảo chất lượng bằng cách sử dụng thiết bị công nghệ cao và phương pháp hiện đại như HES.
Sau khi xử lý xong mẫu tế gốc cuống rốn sẽ được cho vào túi chuyên dụng đặc biệt để lưu trữ. Khi đó người cha mẹ, người giảm hộ của bé có thể kiểm soát việc sử dụng và xử lý, cho đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc chỉ cung cấp thông tin tình trạng mẫu tế bố gốc cho bố mẹ và người được bố mẹ uỷ quyền bằng văn bản để đảm bảo tính bảo mật.
Rã đông
Trong thời gian lưu trữ, bố mẹ có nhu cầu sử dụng tế bào gốc để ghép điều trị bệnh, thì ngân hàng tế bào gốc sẽ tiến hành rã đông mẫu và xử lý trong điều kiện vô trùng để đảm bảo chất lượng cho mẫu khi sử dụng.
Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho bé hiện nay và yên tâm hơn trong việc đưa ra quyết định lưu trữ cho con.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét